RAM(1) là một trong những thuật ngữ quen thuộc của người dùng khi tìm hiểu và chọn mua những thiết bị công nghệ. Tuy nhiên để hiểu một cách chi tiết nhất về RAM là gì? RAM có công dụng gì? Bao nhiêu RAM là đủ? thì không phải ai cũng nắm được. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp tất tần tật những thông tin về bộ nhớ này để mọi người cùng tham khảo.
Nội dung chính
RAM là gì?
RAM là gì? RAM là tên viết tắt của thuật ngữ Random Access Memory, là bộ nhớ trong của máy tính có nhiệm vụ lưu trữ tạm thời những thông tin. Từ đó để bộ vi xử lý CPU có thể truy xuất và xử lý. Để thực hiện được nhiệm vụ lưu trữ tạm thời, trong quá trình hoạt động, RAM phải được cấp nguồn liên tục, nếu máy tính bị tắt, các thông tin lưu trữ tạm thời sẽ bị xoá hết.

Ngoài RAM máy tính còn có thuật ngữ về RAM điện thoại, với nhiệm vụ tương tự như RAM máy tính. Tuy nhiên dung lượng thường nhỏ hơn chỉ từ 1 – 4GB
Cấu tạo của RAM
RAM được cấu thành từ 5 chi tiết. Cụ thể:
Bo mạch chủ
Bo mạch chủ hay còn gọi là mainboard, đây là bộ phận quan trọng nhất để cấu thành RAM. Trong bo mạch chủ sẽ bao gồm tất cả các thành phần khác nhau của 1 thanh RAM. Bên cạnh đó, bo mạch chủ còn hỗ trợ kết nối các thành phần của bộ nhớ thông qua một bảng mạch bán dẫn.
Vi xử lý
Vi xử lý trong RAM sẽ có nhiệm vụ động bộ và loại bỏ các tín hiệu không cần thiết khác nhau.
Bộ nhớ
Bộ nhớ là chi tiết quan trọng trong RAM, chi tiết này sẽ chứa các module thông tin dữ liệu khác nhau.

Chip SPD
Chip SPD là tên viết tắt của thuật ngữ Serial presence Detect, đây là chip tích hợp thêm ngoài bộ nhớ tạm thời SDRAM. Chip SPD này sẽ cho phép máy tính truy cập thêm thông tin khi máy tính khởi động.
Bộ đếm
Cuối cùng là bộ đếm, chi tiết này được tích hợp trong các chip theo dõi. Từ đó người dùng có thể truy cập thông tin theo cụm tuần tự và cụm xen kẽ.
Chức năng của RAM
Trong laptop hay PC, RAM đóng vai trò cực kỳ quan trọng, cụ thể: Khi bạn cho máy tính chạy bất cứ chương trình gì (chỉnh sửa file, lướt web, thiết kế đồ hoạ,… thì bộ nhớ của RAM đã được sử dụng và hỗ trợ tốc độ xử lý của các chương trình thực trên máy tính mượt mà hơn.

Hay nói một cách đơn giản nhất, chức năng của RAM trong máy tính đó chính là lưu giữ những dữ liệu tạm thời. Đây cũng chính là lý do nếu bạn cho chạy nhiều chương trình, phần mềm thì lượng RAM cần đủ khoẻ để máy tính vận hành một cách trơn tru nhất.
Có thể bạn sẽ quan tâm >>> ROM là gì? Tất tần tật về thanh Rom mà bạn nên biết
Dung lượng của RAM bao nhiêu là đủ?
Đối với câu hỏi này thì sẽ không có câu trả lời chính xác. Bởi dung lượng đủ hay không còn tùy thuộc vào mỗi tính chất công việc mà bạn cần xử lý trên máy tính của bạn.
- Đối với công việc liên quan đến văn phòng, học tập thì chỉ cần dung lượng RAM 4G là đủ.
- Đối với những công việc như Tester, đồ họa, thiết kế thì nên sử dụng ram từ 8GB trở lên.
Ngoài ra, bạn cần phải chú ý đến mức độ hỗ trợ mainboard của máy tính. Nếu như bộ phận này chỉ hỗ trợ từ 133MHz thì sẽ RAM sẽ bị giới hạn. Điều này sẽ khá khó
Một số lưu ý quan trọng khi lựa chọn RAM cho thiết bị công nghệ
RAM khá đa dạng về chủng loại và dung lượng, vậy nên khi lựa chọn bạn cần lưu ý để chọn ra loại RAM phù hợp nhất. Sau đây là một số lưu ý mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn mua thêm RAM cho máy tính của mình.

Loại RAM mà máy sử dụng
Đầu tiên hãy xem máy tính của bạn đang sử dụng loại RAM gì. Như vậy khi mua RAM thêm sẽ mua giống như loại mà máy đang sử dụng để đảm bảo hiệu suất làm việc và tính ổn định nhất. Bởi riêng đối với RAM thì cùng số hiệu, cùng dung lượng và cùng bus mới đem lại hiệu quả cao nhất.
Số lượng RAM cần dùng
Tuỳ thuộc vào hệ điều hành của máy mà bạn đang dùng sẽ có số lượng RAM cần mua. Nếu bạn muốn sử dụng RAM 4GB thì sẽ mua 2 thanh RAM và mỗi thanh là 2GB.
Dung lượng RAM
Bạn cần biết khối lượng công việc cần xử lý ở trên máy như thế nào để chọn dung lượng RAM phù hợp nhất. Tránh chọn dung lượng quá nhỏ sẽ không đủ, hoặc quá lớn sẽ lãng phí hoặc tốn nhiều tiền để đầu tư.
- Đối với các công việc nhẹ nhàng như: check mail, duyệt web, xem phim, chơi game loại nhẹ thì chỉ cần lựa chọn những RAM 4GB là đủ.
- Còn với các công việc lớn hơn, đòi hỏi bộ nhớ lớn như: Game đồ họa nặng, làm thiết kế, IT, kế toán thì nên chọn mua ram có dung lượng 8GB.
Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về để trả lời cho câu hỏi RAM là gì?. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm về bộ nhớ này trong các thiết bị công nghệ. Từ đó sẽ giúp bạn có sự lựa chọn chính xác hơn. Thông tin đến bạn.